Tư vấn trực tuyến: Bệnh bạch hầu gây biến chứng nào, làm sao phòng ngừa?

Tư vấn trực tuyến: Bệnh bạch hầu gây biến chứng nào, làm sao phòng ngừa? - Ảnh 1.

Tiêm vắcxin đúng lịch, đúng liều có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh, trong đó có bạch hầu – Ảnh: T.T.D.

Là căn bệnh dễ lây, tiến triển cấp tính và có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời, bệnh biến chứng vào tim, vì thế những ngày qua số người đến tiêm chủng vắcxin ngừa bạch hầu gia tăng tại các điểm tiêm chủng cả nước.

Theo thông tin từ Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, giai đoạn chuyển đổi vắcxin năm 2018 và các tháng đầu 2020 do dịch COVID-19 đã làm tỉ lệ tiêm chủng nói chung, trong đó có tiêm chủng vắcxin có thành phần ngừa bạch hầu, giảm sút. Một số vắcxin khác cũng trong tình trạng tương tự, dẫn tới nguy cơ dịch sởi, viêm não Nhật Bản, bạch hầu… có thể quay trở lại.

Để người dân có thêm thông tin về cách phòng chống, biểu hiện của bệnh bạch hầu, các biến chứng có thể xuất hiện, cũng như thông tin về những căn bệnh có thể phòng ngừa bằng vắcxin, báo Tuổi Trẻ phối hợp Bộ Y tế tổ chức buổi tư vấn trực tuyến “Bệnh bạch hầu, biến chứng, cách phòng ngừa và phòng ngừa các bệnh có vắcxin”.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc quan tâm có thể đặt câu hỏi đến:

TS Đặng Thanh Huyền – Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia

Ông Phạm Hùng – Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Những thắc mắc, quan tâm của bạn đọc sẽ được chuyên gia giải đáp trên Tuổi Trẻ Online từ 14h ngày 3-7, mời bạn đọc đón xem!

Ai dễ có nguy cơ bị lây bệnh bạch hầu? Ai dễ có nguy cơ bị lây bệnh bạch hầu?

TTO – Các bác sĩ cho biết bệnh bạch hầu dễ lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết của người bệnh khi ho, hắt hơi… dù là người lớn hay trẻ em.

Nguồn bài viết

Bài viết liên quan
Call Now Button