Vì sao có những người ‘ăn cả thế giới’ mà vẫn không mập?

Vì sao có những người ‘ăn cả thế giới’ mà vẫn không mập? - Ảnh 1.

Phát hiện đột phá này có thể giúp các nhà khoa học tìm ra phương án chữa bệnh béo phì và giúp duy trì vóc dáng đẹp – Ảnh: CNN

Kết quả nghiên cứu trên được nhóm nhà khoa học quốc tế công bố trên tạp chí Cell ngày 21-5, sau dự án phân tích cơ sở dữ liệu thông tin lâm sàng và mẫu sinh học của 47.102 người từ 20 đến 44 tuổi ở Estonia.

Các nhà khoa học phát hiện những người nhẹ cân có nhiều biến thể của các gen nhưng lại không có gen Alk. Gen này có ở vùng dưới đồi – vùng giúp não kiểm soát sự thèm ăn và cách chúng ta đốt cháy chất béo thừa trong cơ thể.

Để xem liệu Alk có giúp kiểm soát cân nặng hay không, các nhà khoa học đã loại bỏ gen này ở ruồi, chuột và phát hiện ra rằng mức độ chất béo trung tính, dạng có trong hầu hết thực phẩm và cơ thể chúng ta, đã giảm xuống. Những con chuột trở nên gầy hơn và không bị béo phì, mặc dù có cùng chế độ ăn với những con chuột khác.

“Chỉ 1% dân số có thể ăn thoải mái, không tập thể dục nhưng vẫn không bị tăng cân béo phì. Vùng dưới đồi của nhóm này không có gen Alk”, tiến sĩ Josef Penninger, khoa di truyền y học tại Đại học British Columbia (Canada) nói.

Trả lời câu hỏi rằng liệu con người có thể loại bỏ gen Alk như chuột để giảm cân hay không, tiến sĩ Josef Penninger cho biết hoàn toàn có thể, nhưng khoa học kỹ thuật hiện tại chưa cho phép thực hiện điều đó.

Gen Alk không phải là gen mới mẻ với khoa học. Nó nổi tiếng là một gen gây ung thư, thúc đẩy sự phát triển của các khối u. Các dạng đột biến của gen Alk được tìm thấy trong ung thư phổi, ung thư lympho ác tính tế bào khổng lồ, u nguyên bào thần kinh (một loại ung thư não).

Mục tiêu của khoa học và y học trong tương lai là tạo ra thuốc ức chế Alk sử dụng trong điều trị ung thư và giúp giảm cân.

Tuy nhiên, một viên thuốc không thể thay thế lối sống lành mạnh, thể thao, ăn uống khoa học.

Nguồn bài viết

Bài viết liên quan
Call Now Button