Xúc động cầu truyền hình ‘Hồ Chí Minh – Sáng ngời ý chí Việt Nam’

Xúc động cầu truyền hình ‘Hồ Chí Minh - Sáng ngời ý chí Việt Nam’ - Ảnh 1.

Các cháu thiếu nhi biểu diễn ca khúc “Nhớ ơn Bác”, thể hiện tình yêu của thiếu nhi với Bác Hồ – Ảnh: DOÃN HÒA

Cầu truyền hình đặc biệt “Hồ Chí Minh – Sáng ngời ý chí Việt Nam” tại 5 điểm cầu được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 -19-5-2020) diễn ra vào tối 18-5.

Các điểm cầu gồm: Hà Nội (Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch), Tuyên Quang (Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào), Nghệ An (Khu di tích Kim Liên), TP.HCM (Bến Nhà Rồng) và Đồng Tháp (Công viên Văn Miếu). Đây là những địa danh đã ghi dấu những câu chuyện của ý chí Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng và ông Trần Quốc Vượng – thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng – đã tới dự tại các điểm cầu.

Xúc động cầu truyền hình ‘Hồ Chí Minh - Sáng ngời ý chí Việt Nam’ - Ảnh 2.

Tiết mục “Người mẹ làng Sen” – Ảnh: DOÃN HÒA

Cầu truyền hình đặc biệt “Hồ Chí Minh – Sáng ngời ý chí Việt Nam” với 5 chương: Người trai chí lớn, Đi tìm mùa xuân độc lập, Một nhà thống nhất, Âm thanh ngày mới, Rạng rỡ Việt Nam.

Thông qua những thước phim tư liệu quý giá, những ca khúc viết về Bác và câu chuyện của những nhân chứng, kỷ vật lịch sử đã khắc họa về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại trong tình cảm của đồng bào và người dân cả nước.

Xúc động cầu truyền hình ‘Hồ Chí Minh - Sáng ngời ý chí Việt Nam’ - Ảnh 3.

Cầu truyền hình “Hồ Chí Minh – Sáng ngời ý chí Việt Nam” được dàn dựng công phu – Ảnh: DOÃN HÒA

Năm 1911, từ Bến nhà Rồng, chuyến ra đi của một thanh niên 21 tuổi đã trở thành chuyến đi huyền thoại và là cột mốc quan trọng thay đổi vận mệnh nước nhà. 

Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành bước lên con tàu với hai bàn tay trắng, với trái tim nặng nỗi đau mất nước, với ý chí lớn lao: “Mang hòa bình, độc lập về cho Tổ quốc và tự do về với mọi người dân”. 

Xúc động cầu truyền hình ‘Hồ Chí Minh - Sáng ngời ý chí Việt Nam’ - Ảnh 4.

Ông Võ Phổ – Dũng sĩ diệt Mỹ 3 lần được gặp Bác Hồ – giao lưu tại chương trình – Ảnh: DOÃN HÒA

Tháng 8-1945, trên Quảng trường Ba Đình đầy nắng, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời. 

“Độc lập – tự do – hạnh phúc” – đó luôn là mong ước lớn nhất của Bác dành cho nhân dân. Sau ngày thống nhất đất nước, bước qua những năm tháng dài của cuộc kháng chiến, đất nước ta bắt tay vào thực hiện di nguyện của Người trong bản Di chúc.

Xúc động cầu truyền hình ‘Hồ Chí Minh - Sáng ngời ý chí Việt Nam’ - Ảnh 5.

Nhiều cựu chiến binh xúc động khi xem những thước phim, lắng nghe ca khúc về Bác Hồ – Ảnh: DOÃN HÒA

Lắng nghe những câu chuyện xúc động về Người, lắng nghe những ca khúc về Người đã được nhiều thế hiện trong nhiều năm qua, nhân dân tại các điểm cầu đều bày tỏ sự xúc động, dành những tình cảm trọn vẹn nhất cho vị cha già dân tộc, người lãnh tụ vĩ đại trong lòng mỗi người dân.

Nguồn bài viết

Bài viết liên quan
Call Now Button