Uống thuốc đau họng mẹ tự mua, học sinh sốc phản vệ thuốc nguy kịch

Uống thuốc đau họng mẹ tự mua, học sinh sốc phản vệ thuốc nguy kịch - Ảnh 1.

Sau 48 giờ cấp cứu do sốc phản vệ do thuốc, bệnh nhi Ph. cai được máy thở, tỉnh táo, tiếp xúc tốt – Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Chiều 25-6, BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến – phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết vừa cứu sống bệnh nhi N.T.Ph. (11 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) do sốc phản vệ rối loạn nhịp tim nặng.

Bệnh sử ghi nhận, trưa cùng ngày nhập viện, bé Ph. than đau họng và được mẹ cho uống thuốc đau họng (thuốc của mẹ uống còn) và thuốc tự mua ngoài tiệm gồm: cotrim 960 mg, cephalexin 500mg, paracetamol 500mg, B-Complex C 500mg.

Sau đó, mẹ bé Ph. chở bé đến trường học. Sau 10-15 phút vào lớp, bé Ph. than mệt, đau bụng tăng dần rồi đột ngột ngất khoảng 30 giây thì tỉnh lại.

Cô giáo thấy bé Ph. đỏ da toàn thân, đo huyết áp tại trường 90/60 mmHg và bứt rứt nên báo gia đình đến, chuyển trẻ gấp tới Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong 15 phút.

Tại khoa cấp cứu, bé Ph. tím tái, thở yếu, nhịp tim giảm còn 40 – 50 lần/phút, mạch khó bắt, huyết áp khó đo…Các bác sĩ đã đặt nội khí quản giúp thở, tiêm bắp adrenalin 1/1000 truyền dịch và đặt máy tạo nhịp…

Sau 48 giờ cấp cứu, tình trạng bé Ph. cải thiện dần, cai được máy thở, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.

Qua trường hợp này, các bác sĩ lưu ý phụ huynh không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi trẻ bệnh mà phải đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Khi biết trẻ có dị ứng thuốc, phụ huynh phải khai báo với bác sĩ để tránh gây phản ứng thuốc nặng xảy ra cho trẻ.

Ăn tết, cảnh giác... sốc phản vệ Ăn tết, cảnh giác… sốc phản vệ

TTO – Dị ứng thức ăn, sốc phản vệ do thức ăn có thể gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn. Các thực phẩm thường gây dị ứng gồm protein sữa bò, trứng, hải sản, thịt các loại, đậu hạt, đậu nành.

Nguồn bài viết

Bài viết liên quan
Call Now Button