Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô: Có tới 7-8 nhóm lâm tặc trà trộn để khai thác rừng

Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô: Có tới 7-8 nhóm lâm tặc trà trộn để khai thác rừng - Ảnh 1.

Một bãi tập kết qỗ tại địa phận xã Ia Hdreh (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) – Ảnh: H.C. ĐÔNG

Ngày 22-4, UBND tỉnh Gia Lai cho biết UBND tỉnh Đắk Lắk vừa gửi công văn đề nghị phối hợp kiểm tra, ngăn chặn tình trạng phá rừng giáp ranh giữa hai tỉnh, tại khu vực giáp ranh Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.

Công văn phía tỉnh Đắk Lắk nêu thời gian gần đây, tại khu vực rừng giáp ranh giữa Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) với huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai), tình trạng khai thác rừng trái phép diễn ra phức tạp, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý- bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô. 

Khu vực bị xâm hại trải rộng trên toàn bộ vùng rừng giáp ranh với huyện Krông Pa, các loài cây gỗ bị khai thác trái phép gồm: căm xe, bằng lăng, gáo vàng, ké, sao… và cả những loài nguy cấp, quý hiếm.

Theo đó, các đối tượng vi phạm chủ yếu là người dân tộc thiểu số sống tại xã Krông Năng và xã Ia Hdreh (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai). Các đối tượng thường tập trung thành 7-8 nhóm, mỗi nhóm có khoảng 5-10 người.

Phá rừng giáp ranh Gia Lai – Đắk Lắk – VIDEO: HUỲNH CÔNG ĐÔNG

Các nhóm lâm tặc lợi dụng việc Công ty MDF Vinafor Gia Lai khai thác rừng trồng, trà trộn với nhân công khai thác rừng, dựng lán trại tại khu vực rừng giáp ranh với Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô rồi từ đó xâm nhập để khai thác gỗ.

Sau đó họ dùng xe máy độ chế để vận chuyển, tập kết tại khu vực rừng trồng của Công ty MDF Vinafor Gia Lai và được các đầu nậu mua, vận chuyển bằng ô tô để đi nơi khác tiêu thụ.

Trước đó, PV Tuổi Trẻ Online đã vào địa phận khu vực rừng giáp ranh Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, thuộc khu vực quản lý của xã Ia Hdreh (H. Krông Pa) và Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba (tỉnh Gia Lai).

Tại khu vực rừng giáp ranh này, PV phát hiện vụ phá rừng với quy mô lớn. Gỗ rừng bị lâm tặc xẻ hộp ngang nhiên tập kết cạnh các đường có vết bánh xe máy cày. Lần theo những con đường nhỏ vào rừng đều phát hiện những cây bị cưa xẻ tập kết ven đường chờ chở đi.

Ngay sau khi Tuổi Trẻ online đăng phóng sự “Rừng giáp ranh Gia Lai – Đắk Lắk đang bị tàn sát” (12-4), tỉnh Gia Lai chỉ đạo cơ quan chuyên ngành khẩn trương kiểm tra, báo cáo và ngăn chặn phá rừng.

Nguồn bài viết

Bài viết liên quan
Call Now Button