Già làng Năm Nổi ở vùng chiến khu Đ qua đời

Già làng Năm Nổi ở vùng chiến khu Đ qua đời - Ảnh 1.

Già làng Năm Nổi với chiếc xà gạc bỏ tài liệu khi làm giao liên – Ảnh: Tư liệu gia đình

Già làng Năm Nổi sinh năm 1930, là người con thứ 5 trong gia đình có cha là người Kinh và mẹ là người Chơ Ro. 

Ông sinh ra và lớn lên ở núi rừng chiến khu Đ. Từ nhỏ, ông đã giác ngộ cách mạng, đi làm giao liên và tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. 

Già làng Năm Nổi đã trở thành một biểu tượng của tấm lòng người Chơ Ro suốt đời chung thủy với cách mạng, theo Bác Hồ và cùng đồng bào trong bản làng nuôi giấu cán bộ cách mạng, bảo vệ chiến khu Đ.

Già làng Năm Nổi ở vùng chiến khu Đ qua đời - Ảnh 2.

Già làng Năm Nổi tại ngôi nhà sàn với chiếc võng quen thuộc của ông tại nhà riêng trước khi qua đời – Ảnh: Hà Mi

Già làng Năm Nổi từng tiếp xúc với nhiều cán bộ cách mạng nổi tiếng từng gắn bó với chiến khu Đ như Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, Trung tướng Nguyễn Bình, Đại tướng Mai Chí Thọ… 

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng từng ghé thăm ông và gọi ông là “anh Năm củ chụp” vì cuộc đời cách mạng của ông gắn với một quả đồi có nhiều cây củ chụp…

Già làng Năm Nổi từng được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy chương trong kháng chiến… Năm 2008, ông được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian.

Đầu tháng 4-2020, phóng viên Tuổi Trẻ ghé thăm, ông cho biết vừa ở bệnh viện về, sức khỏe yếu, ăn uống thất thường. Theo tỉnh Đồng Nai, lễ truy điệu và an táng già làng Năm Nổi lúc 10h ngày 6-5.

"Già làng làm - dân làng làm theo" ‘Già làng làm – dân làng làm theo’

TTO – Tiếng nói của các già làng như cán cân để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng. “Già làng nói – dân làng nghe, già làng hô – dân làng hưởng ứng, già làng làm – dân làng làm theo”.

Nguồn bài viết

Bài viết liên quan
Call Now Button