Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu có thể làm giảm đáng kể tiềm năng công nghiệp hóa của Việt Nam trong nhiều năm tới

Trong bốn thập kỷ qua, phần lớn hoạt động sản xuất trên toàn thế giới đã được tổ chức tại chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain – GVC). Nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian được vận chuyển trên toàn cầu nhiều lần và sau đó được lắp ráp tại một địa điểm khác. Sản phẩm cuối cùng được tái xuất cho người tiêu dùng cuối cùng ở cả thị trường phát triển và đang phát triển.

Đối với nhiều loại hàng hóa, Trung Quốc là trung tâm của các GVC như vậy. Trung Quốc là nhà sản xuất chính của các sản phẩm và linh kiện có giá trị cao, cũng là khách hàng lớn của hàng hóa và sản phẩm công nghiệp toàn cầu, và là thị trường tiêu dùng lớn. 

Trung Quốc đang sản xuất nhiều đầu vào trung gian và chịu trách nhiệm cho các hoạt động gia công và lắp ráp. Foxconn, một nhà sản xuất hợp đồng điện tử, là một ví dụ nổi tiếng. Các nhà máy lắp ráp của họ đặt tại Trung Quốc đại lục, sản xuất thuê cho nhiều công ty điện tử hàng đầu thế giới, trong đó có Apple, Intel và Sony. Trung Quốc, cùng với Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu là những nền kinh tế cốt lõi của thị trường hàng hóa toàn cầu.

Vào tháng 12/2019, Covid-19 bùng phát ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc đã phản ứng với đại dịch này bằng cách áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt, các lệnh giới nghiêm và kiểm dịch trên toàn quốc từ cuối tháng 1 trở lại đây. Điều này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, vì nhiều cơ sở sản xuất đóng cửa để tránh lây lan bệnh dịch.

Hệ quả từ các biện pháp ngăn chặn virus có thể thấy rõ trong dữ liệu về sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc, đã giảm 13,5% trong tháng 1 và tháng 2, so với cùng kỳ năm trước. 

Sự sụt giảm sản xuất này là rất nghiêm trọng, đặc biệt khi xem xét nó trong bối cảnh lịch sử: cả dịch SARS trong năm 2002/2003 cũng như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008/2009 đều chưa từng chứng kiến bất kỳ sự sụt giảm nào nghiêm trọng đến như vậy trong sản xuất.

Covid-19: Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu có thể làm giảm đáng kể tiềm năng công nghiệp hóa của Việt Nam trong nhiều năm tới - Ảnh 1.

Sản xuất giảm 13,5%. Hình: Ngân hàng Thế giới. Cơ sở dữ liệu GEM.

Với vai trò lớn của Trung Quốc ở trung tâm của nhiều GVC, dòng chảy thương mại quốc tế đã bị ảnh hưởng nặng nề. Theo số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc, nhập khẩu của nước này giảm 4% tính theo USD trong tháng 1 và tháng 2 so với cùng kỳ năm trước, trong khi xuất khẩu giảm 17% so với cùng kỳ. 

Như đã thấy trong biểu đồ, sự sụt giảm đáng kể trong nhập khẩu sẽ rơi vào các sản phẩm trung gian trong sản xuất, như dệt may, thiết bị điện và điện tử. Tương tự, xuất khẩu cũng chứng kiến sự giảm mạnh trong những hàng hóa này.

Covid-19: Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu có thể làm giảm đáng kể tiềm năng công nghiệp hóa của Việt Nam trong nhiều năm tới - Ảnh 2.

Sự sụp đổ trong hoạt động sản xuất của nhiều GVC ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và người tiêu dùng ở các nước trong và ngoài chuỗi giá trị sản phẩm. Hình: Tổng cục Hải quan, Trung Quốc.

Xuất khẩu từ Trung Quốc đã giảm xuống tại tất cả các khu vực trên toàn thế giới. Sự suy giảm này là nghiêm trọng trên toàn cầu, ngoại trừ Bắc Mỹ, nơi thương mại vốn đã suy giảm trong hơn một năm trở lại đây do các tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc. 

Bức tranh về sự sụt giảm mạnh về hàng hóa cũng tương tự khi nhìn vào nhiều quốc gia châu Âu riêng lẻ, bao gồm Áo, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha. 

Covid-19: Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu có thể làm giảm đáng kể tiềm năng công nghiệp hóa của Việt Nam trong nhiều năm tới - Ảnh 3.

Là nhà sản xuất lớn nhất thế giới, nền kinh tế Trung Quốc đã chịu một cú hích lớn. Hình: Tổng cục Hải quan, Trung Quốc; Thomson Reuters Datastream.

Covid-19: Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu có thể làm giảm đáng kể tiềm năng công nghiệp hóa của Việt Nam trong nhiều năm tới - Ảnh 4.

Hoa Kỳ đã nhập khẩu ít nhất từ ​​Trung Quốc. Hình: Tổng cục Hải quan, Trung Quốc; Thomson Reuters Datastream.

Giảm nhập khẩu từ Trung Quốc ngụ ý rằng các linh kiện và bộ phận sản xuất quan trọng đang bị thiếu. Nhìn vào dữ liệu về mối quan hệ đầu vào – đầu ra từ Cơ quan thống kê Đức, có thể thấy, trong lĩnh vực sản xuất của Đức, đầu vào nhập khẩu chiếm khoảng một phần tư sản xuất công nghiệp. 10% đầu vào nhập khẩu lại đến từ Trung Quốc. Sự phụ thuộc vào các sản phẩm trung gian của Trung Quốc đặc biệt mạnh trong lĩnh vực sản xuất điện tử, điện toán và dệt may.

Dữ liệu mới nhất từ Mỹ về tổng nhập khẩu cho thấy nhập khẩu hàng tháng giảm đáng kể với thiết bị máy tính và viễn thông, thân xe và rơ moóc và các sản phẩm khác liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu Mỹ-Trung so với tháng 2/2019. 

Tuy nhiên, có thể cho rằng dữ liệu này cũng phản ánh một phần căng thẳng leo thang về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong năm qua.

Covid-19: Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu có thể làm giảm đáng kể tiềm năng công nghiệp hóa của Việt Nam trong nhiều năm tới - Ảnh 5.

Mặt hành linh kiện và bộ phận điện thoại đã giảm nhiều nhất. Hình: Cục điều tra dân số Hoa Kỳ

Tất nhiên, vẫn còn quá sớm để định lượng đầy đủ các tác động của sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch coronavirus. Tuy nhiên, rõ ràng là sự suy giảm ban đầu trong sản xuất và thương mại được thấy ở Trung Quốc sẽ có tác động mạnh mẽ đến các quốc gia lên và xuống chuỗi cung ứng vì hầu hết các quốc gia hiện đã áp đặt các biện pháp hạn chế để chống lại sự lây lan của virus.

Sự sụt giảm nhu cầu, kết hợp với những lo ngại về sức khỏe và an toàn của nhân viên đã dẫn đến việc đóng cửa nhà máy, sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của toàn bộ GVC. Trong trường hợp của Trung Quốc, các nhà sản xuất giờ phải đối phó với hậu quả tiêu cực gấp đôi (‘cú sốc thứ hai’), giảm nhu cầu của khách hàng sâu hơn nhiều. 

Nếu các trung tâm GVC toàn cầu khác gặp phải quỹ đạo tương tự, cung và cầu đều giảm có thể khiến sản xuất toàn cầu đi vào vòng xoáy giảm không phanh, gây thiệt hại đáng kể cho hoạt động của nhiều chuỗi cung ứng xuyên biên giới.

“Cú sốc thứ hai” này không chỉ giới hạn trong sản xuất và thương mại, mà còn nhanh chóng tràn sang đầu tư. Gần đây nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã báo cáo sự giảm vốn đáng kinh ngạc lên tới 83 tỷ USD từ các thị trường mới nổi. Đây là con số chưa từng có với hơn 80 quốc gia – những người đã yêu cầu tài trợ khẩn cấp. 

Trước đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường được coi là ít biến động, song tác động của Covid-19 đối với đầu tư sẽ rất lớn. Trong dự báo gần đây nhất, UNCTAD ước tính vốn FDI toàn cầu sẽ giảm 30-40% trong giai đoạn 2020-2021, dựa trên các điều chỉnh thu nhập mới nhất của các công ty đa quốc gia lớn.

Covid-19: Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu có thể làm giảm đáng kể tiềm năng công nghiệp hóa của Việt Nam trong nhiều năm tới - Ảnh 6.

Dây chuyền sản xuất ô tô. Ảnh: RainerPlendl qua ảnh iStock

Covid-19 ngụ ý gì cho tương lai của GVC?

Một phản ứng chính sách phối hợp, như được Liên Hợp Quốc và các thể chế chính sách đa phương khác ủng hộ, có thể là con đường hứa hẹn nhất để đi nếu như khủng hoảng kinh tế xảy ra. 

Ở một số nước phát triển, các chính trị gia hàng đầu của chính phủ đã kêu gọi xem xét lại việc thuê ngoài sản xuất quốc tế, nhằm tránh tắc nghẽn nguồn cung trong tương lai đồng thời tăng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. 

Ví dụ, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp đã kêu gọi các chính phủ EU suy nghĩ lại về cách tiếp cận của họ đối với các chuỗi giá trị. Trước đây, việc thuê ngoài diễn ra vì các công ty đa quốc gia muốn tối ưu hóa hoạt động của họ bằng cách giảm thiểu chi phí, giảm hàng tồn kho và thúc đẩy sử dụng tài sản. 

Covid-19 cho thấy, đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất chỉ dựa trên các yếu tố kinh tế này là chưa đủ chặt chẽ. Nhiều công ty có thể không lường trước được nguy cơ dễ bị tổn thương của họ đối với các cú sốc toàn cầu thông qua các mối quan hệ chuỗi cung ứng. 

Tuy nhiên, việc quốc hữu hóa hoặc khu vực hóa chuỗi cung ứng có nguy cơ làm giảm sâu hơn sự đa dạng hóa các nhà cung ứng trong nền kinh tế thế giới, Đồng thời, khu vực hóa cũng làm giảm cơ hội cho các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, đặc biệt là các quốc gia như Việt Nam và những nơi còn lại ở Đông Nam Á. 

Việt Nam vốn được hưởng lợi cả về vốn, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và kỹ thuật công nghệ sản xuất liên quan đến GVC. Xu hướng khu vực hóa sẽ giáng một đòn đáng kể vào nỗ lực công nghiệp hóa của Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, cản trở tiến trình kinh tế xã hội đã được ghi nhận trong những năm qua. 

Covid-19: Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu có thể làm giảm đáng kể tiềm năng công nghiệp hóa của Việt Nam trong nhiều năm tới - Ảnh 9.

Nguồn bài viết

Bài viết liên quan
Call Now Button